Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục học cách đấu nối dây vào động cơ điện ba pha khởi động sao tam giác trong thực tế. Nếu bạn chưa xem các phần trước thì có thể xem tại chuyên mục Blog Điện. Như bạn đã biết, có một số cuộn dây đồng trong mỗi động cơ điện. Khi bạn kết nối điện với chúng, động cơ sẽ bật và bắt đầu quay.
Xem thêm bài trước: PLC Programing – Khởi động sao tam giác – Part 3
Để có thể hiểu mọi thứ đơn giản và rõ ràng hơn, tôi ký hiệu tất cả các cuộn dây động cơ này bằng ba ký hiệu đơn giản. Các đầu trên được ký hiệu là U1, V1 và W1 và các đầu dưới được ký hiệu là U2, V2 và W2. Những gì bạn sẽ tìm hiểu trong phần 4 này, đó là cách đấu nối vào những đầu cuộn dây này trên động cơ điện trong thực tế.
Cách sắp xếp ký hiệu cho các đầu cuộn dây trong thực tế thường được đánh dấu ở đầu cos theo nhà sản xuất. Ví dụ, động cơ trong hình dưới đây có ba đầu cấp nguồn ba pha được kết nối với chúng và được hiển thị lần lượt là U1, V1 và W1.
Trong sơ đồ cuộn dây, các đầu dưới được đặt tên là U2, V2 và W2.
Nhưng, trên hộp đấu dây của động cơ, đầu thứ nhất là W2, đầu thứ hai là U2 và đầu thứ ba là V2.
Đây có thể là sơ đồ cho hộp đấu dây của động cơ ba pha. Với các đầu dây quấn này, nếu bạn muốn khởi động động cơ theo kiểu đấu nối sao, bạn có thể nối ba đầu dây này với nhau như trước.
Bây giờ nếu bạn muốn khởi động động cơ theo kiểu tam giác, giống như những gì bạn đã học trước đó, bạn có thể kết nối U1 với W2, V1 với U2 và W1 với V2.
Để hạn chế dòng điện mà động cơ tiêu tốn trong quá trình khởi động, trước tiên bạn cần khởi động động cơ theo kiểu đấu nối sao. Khi động cơ đạt đủ tốc độ, kết nối sẽ chuyển thành tam giác. Nhưng để làm điều này, rõ ràng là bạn không thể đấu dây bằng tay ở các đầu nối theo kiểu hình sao và sau đó thay đổi thành kiểu tam giác trong khi động cơ đang chạy. Bạn cần một cách để có thể tự động thay đổi các kết nối.
Với mục đích đó, bạn chỉ cần sử dụng công tắc tơ. Trong phần tiếp theo, bạn sẽ học cách tự động thay đổi kết nối của cuộn dây động cơ bằng cách sử dụng công tắc tơ.
Đó là những gì chúng ta học trong phần này. Nếu bạn học được thêm những kiến thức mới trong bài viết này, hãy comment ý kiến của bạn và chia sẻ bài đăng này. Điều đó làm được hai điều: Thứ nhất, mang lại cho tôi động lực để tiếp tục chia sẻ miễn phí đến bạn và thứ hai, nó giúp những người khác giống như bạn tìm thấy nội dung của chúng tôi dễ dàng hơn.
Xem thêm bài tiếp theo: PLC Programing – Khởi động sao tam giác – Part 5
Vui lòng để lại bình luận cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn và nhớ đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để nhận nội dung mới nhất sớm nhất.